3 câu hỏi nhất định phải trả lời được trước khi mở quán cà phê

27/05/2024
34 lượt xem

Bạn đang có dự định mở quán cà phê riêng? Bạn đang loay hoay không biết phải bắt đầu từ đâu và phải chuẩn bị những gì? Bạn biết rằng kinh doanh cà phê à miếng bánh “béo bở” nhưng không hề “dễ ăn” nên lo ngại về khoản đầu tư đầy mạo hiểm này? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn 3 câu hỏi quan trọng trước khi mở quán. 

Không thể phủ nhận rằng “tiền” là yếu tố tiên quyết để suy nghĩ về quyết định kinh doanh quán cà phê. Xong, bản thân mỗi chủ đầu tư cần phải có “nhận thức” rõ ràng về quyết định này nếu không muốn công sức vốn liếng của mình đổ xuống sông xuống biển. Như vậy, việc bạn phải làm ngay bây giờ là suy nghĩ và trả lời được 3 câu hỏi: 
– Mở quán cà phê để làm gì?
– Mình muốn trở thành cái gì khi mở quán cà phê?
– Nguồn lực của mình có phù hợp để mở quán cà phê hay không?

1. Mở quán cà phê để làm gì?
100% người trả lời câu hỏi này sẽ đưa ra đáp án giống hệt nhau “để kiếm tiền” và nếu có ai đó nói rằng họ mở quán để cho vui thì chắc chắc là “nói dối”. Chẳng ai bỏ vốn liếng vào đầu tư một thứ mà lại không mong muốn “tiền đẻ ra tiền”, cũng chẳng ai cam lòng nhìn thấy “tài sản” của mình ra đi để lại đống nợ nần chồng chất. Như vậy câu trả lời đã có “Mở quán cà phê để kiếm tiền” nhưng vấn đề ở đây là “bạn muốn kiếm bao nhiêu tiền?” và bạn muốn dùng nó để làm gì tiếp theo?

Có một sự thật là 100 triệu/ 1 tháng cũng là kiếm tiền nhưng tiền lãi thực trong đó là bao nhiêu? Đó chính là điểm mấu chốt quyết định thành bại trong kinh doanh của mỗi ông chủ.

 

Hãy nhìn vào thực tế rằng, những người thành công và giàu có chưa chắc đã kiếm tiền chỉ từ việc buôn bán, kinh doanh quán cà phê không. Với họ, mở quán chỉ là cầu nối để họ sử dụng dòng tiền ấy đầu tư vào việc khác (BĐS, chứng khoán,…) hoặc tái đầu tư (nâng cấp, mở rộng chi nhánh)… tất cả những gì khiến “tiền đẻ ra tiền”. Có như vậy mới thực sự là “kiếm được tiền”. 

Lưu ý trong quá trình hạch toán chi phí đầu tư và chi phí vận hành quán, nhất định không được để sót các loại “chi phí vô hình”, chẳng hạn như: mặt bằng không phải thuê thì không cần tính (nếu bạn đem cho thuê thì vẫn có tiền), mình làm chủ thì bớt được khoản trả lương (nếu đi làm thuê thì vẫn có lương như thường),… và còn rất rất nhiều khoản khác tương tự nữa. Tổng kết lại, xác định mở quán cà phê nghĩa là bạn phải vạch ra mục tiêu rõ ràng bằng những con số cụ thể, có thời gian chính xác, nếu không tất cả những gì xây dựng bấy lâu nay sẽ phải trả giá đắt.

2. Mình muốn trở thành cái gì khi mở quán cà phê?

Câu hỏi này chắc chắn sẽ khiến bạn phải đứng hình vài giây vì độ khó hiểu của nó. Hầu hết mọi người đều rất nhanh chóng đưa ra câu trả lời ngắn gọn, chẳng hạn như: trở thành ông chủ/ bà chủ, nhà khởi nghiệp, v.v… Tuy nhiên như vậy thôi thì vẫn chưa đủ thuyết phục, bạn có thể vẫn là ông chủ ngay cả khi bạn chỉ làm duy nhất việc rót vốn đầu tư hoặc là người trực tiếp điều hành quản lí công việc kinh doanh quán từ đầu đến cuối. 

 

Chẳng hạn như, bạn có mong muốn trở thành ông chủ của một chuỗi cà phê (trên 5 quán) thì bạn cần lên kế hoạch vận hành chuỗi ngay từ bây giờ, sẽ khác hoàn toàn so với việc mở 1 quán rồi sau này thấy làm ăn ổn thì mở rộng nhiều chi nhánh hơn. Có sự nhận thức, có mục tiêu dài hạn, có kế hoạch chi tiết, có sự chuẩn bị kĩ lưỡng sau này bạn có thể hoàn toàn làm chủ được việc điều hành và ngược lại.

3. Nguồn lực của mình có phù hợp để mở quán cà phê hay không?
Nguồn lực ở đây hiểu đơn giản nhất chính là tài chính, kiến thức và kĩ năng bạn đang có.  
3.1. Thế nào là tài chính phù hợp 
Tất nhiên, muốn mở quán cà phê riêng, nhất định bạn phải có tiền. Không quan trọng là tiền của bạn hay đi vay mượn ngân hàng, chỉ cần bạn thấy bản thân có thể xoay sở được tốt thì hãy tự tin đầu tư. Tuỳ nhu cầu của mỗi người mà số tiền để đầu tư mở quán sẽ khác nhau, ít nhất là 100 triệu (đã bao gồm chi phí dự trù)

3.2. Thế nào là kiến thức phù hợp

Dĩ nhiên rồi, bạn sẽ không thể làm chủ một quán cà phê nếu như bạn không am hiểu về ngành nghề bạn đang kinh doanh. Bạn không cần phải trở thành barista chuyên nghiệp hoặc là dân kinh tế mới có thể tự tin điều hành một quán cà phê. Nhưng, bạn cần phải biết đúng và biết đủ, có như vậy việc kinh doanh của bạn mới thuận lợi và không bị phụ thuộc.

Nếu chưa trang bị đầy đủ các kiến thức này, hãy nhanh chóng bổ sung ngay trước khi quá muộn: quản lí tài chính, quản lí kinh doanh, pha chế, quản lí nhân sự.

Tìm hiểu thêm các khoá học pha chế tại link sau để được đào tạo bài bản tất tần tật các kiến thức trên: https://horecavn.com/danh-sach-khoa-hoc.html

3.3. Thế nào là kỹ năng phù hợp 

Như mọi người cũng đã biết, kiến thức có thể học hỏi, kỹ năng có thể được đào tạo nhưng thái độ tiếp nhận lại là yếu tố quyết định tất cả. Đối với một người làm nghề dịch vụ, kỹ năng giao tiếp và phân tích đánh giá tình hình là hai kỹ năng quan trọng nhất. Nếu bạn cảm thấy bản thân mình là người ngại giao tiếp hoặc nóng tính thì hãy thay đổi để làm tốt vai trò của mình. Nếu không việc kinh doanh của quán sẽ gặp rắc rối lớn đấy.

Xem thêm thông tin chi tiết về khoá học pha chế tổng hợp TẠI ĐÂY để được tặng ngay 1 buổi Tư vấn mở quán hoàn toàn miễn phí.

0
  • Xin lỗi bạn, hiện sản phẩm này không thể mua được.
0
Giỏ hàng
Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng