Hướng Dẫn Phương Pháp Tính Giá Vốn & Giá Bán Trong Kinh Doanh Đồ Uống

26/05/2024
27 lượt xem

Tính giá cost nguyên liệu như thế nào? Cách định giá sản phẩm ra làm sao? Đây đều là những câu hỏi vẫn luôn làm bao đời chủ quán đồ uống phải đau đầu. Trong bài viết này, HorecaVN sẽ hướng dẫn bạn một số lưu ý để giúp quy trình tính giá vốn và giá bán của bạn dễ dàng hơn. Cùng tìm hiểu ngay nhé! 

1. Cách tính giá vốn sản phẩm

Ngành kinh doanh đồ uống vốn là một ngành với nhiều đặc thù, mỗi một chủ quán đều phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau để có thể xây dựng được một công thức giá vốn, giá bán phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế. Tuy nhiên, dù cách tính có khách thế nào, bạn vẫn ghi nhớ một số lưu ý khi tính giá vốn cho sản phẩm của quán.

Hãy nhớ rằng, để có thể tính được giá vốn bám sát với thực tế vận hành – kinh doanh quán, không bị chênh lệch nhiều, hãy quy đổi định lượng của mọi nguyên liệu về cùng một đơn vị như ml, gram,… Lưu ý, nguyên liệu càng đặc, như siro, sốt, đường nước,… thì càng hao. Chẳng hạn như Đường nước Hàn Quốc có khối lượng 25kg, nhưng thực tế khi quy đổi định lượng, sản phẩm này có thể tích khoảng 18 lít. Vì thế, bạn cần quy đổi định lượng càng chính xác thì công việc tính giá cost của bạn càng đơn giản. 

Sau khi đã quy đổi định lượng, việc còn lại của bạn là tính giá vốn dựa trên định lượng nguyên liệu cần dùng trong công thức pha chế đồ uống. Tuy là cách tính đơn giản, nhưng chắc chắn sẽ giúp bạn có thể dễ dàng kiểm soát giá bán sau này. 

2. Cách tính giá bán sản phẩm 

Có nhiều cách để bạn định giá sản phẩm. Tuy nhiên trong bài viết này, HorecaVN sẽ hướng dẫn bạn 3 cách phổ biến nhất, được nhiều chủ quán vận dụng:

Cách 1: Định giá từ bên trong

Cách tính này sẽ giúp bạn định giá bán sản phẩm dựa trên giá vốn nguyên liệu. Thông thường, giá vốn của các món trong quán cà phê, trà sữa chiếm từ 20-25%, tối đa là 30% so với giá bán. Vì thế, bạn chỉ cần tính giá vốn (chi phí nguyên liệu) rồi chia cho 0.2, 0.25 hoặc 0.3 sẽ ra được giá bán dự kiến.

Ví dụ: Giá vốn nguyên liệu món cà phê đen là 5000đ, vậy giá bán dự kiến khi bạn tính giá vốn chiếm 20% giá bán sẽ là 5000/0.2 = 25000đ

Cách 2: Định giá từ bên ngoài

Với cách tính này, bạn cần so sánh với đối thủ cạnh tranh và khả năng chi trả của khách hàng trong khu vực bạn kinh doanh. Nếu quán của bạn ở cùng khu vực có nhiều đối thủ cạnh tranh chất lượng, dịch vụ mọi thứ giống đối thủ thì mức giá bán sẽ tương đương với quán họ. 

Ví dụ: Nếu các quán khác trong khu vực bán cà phê đen 20.000đ thì bạn có thể sẽ phải cân đối giá bán của mình ở mức tương tự.

Cách 3: Kết hợp cả 2 cách trên

Khi kết hợp cả 2 cách tính trên, bạn cần phải dựa vào giá vốn, tỉ lệ giá vốn so với doanh thu, vừa so sánh với cả đối thủ cạnh tranh và khả năng chi trả để cân đối mức giá bán phù hợp nhất.

Lưu ý, với cả 3 phương pháp tính giá bán trên, bạn luôn cần cân đối với chi phí hoạt động – vận hành quán để không rơi vào tình cảnh lỗ vốn.

Trên đây là toàn bộ những lưu ý mà bạn cần ghi nhớ khi thực hiện việc tính giá vốn và giá bán sản phẩm trong kinh doanh đồ uống. Hãy thực hiện công việc tính toán cẩn thận từng bước để không dẫn tới bất kỳ sai sót lớn nhỏ nào nhé! HorecaVN chúc bạn thành công! 

0
  • Xin lỗi bạn, hiện sản phẩm này không thể mua được.
0
Giỏ hàng
Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng