Văn Hóa Cà Phê Hà Nội Và Sài Gòn Có Gì Khác Nhau?

27/05/2024
38 lượt xem

Là một Barista, muốn phục vụ được tốt nhất khách hàng của mình, bạn cần phải hiểu rõ sự khác nhau về văn hóa đồ uống giữa các vùng miền. Cùng tìm hiểu văn hóa cà phê tại Hà Nội và Sài Gòn qua bài viêt sau đây!

Nằm cách nhau 1730km, Hà Nội và Sài Gòn sở hữu những nét đẹp rất riêng về văn hóa, trong đó phải kể đến văn hóa cà phê. Là một Barista, muốn phục vụ được tốt nhất cho khách hàng của mình thì bạn cần phải hiểu rõ sự khác nhau này. Dưới đây là vài so sánh thú vị giữa văn hóa cà phê của người Hà Nội và Sài Gòn. Mọi người theo dõi cùng HorecaVN nhé!

1. Cách thưởng thức cà phê

Ở Hà Nội, nếu để ý bạn sẽ thấy những người hay ngồi cà phê chủ yếu là người làm kinh doanh hay dân văn phòng. Họ ngồi uống cà phê thường là để thảo luận về công việc, tán gẫu chút giờ nghỉ trưa hay trò chuyện, thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng. Dân Hà Nội thường ít “đi cà phê” vào ban tối muộn, bởi họ không thức quá khuya như những người ở Sài Gòn – nơi được mệnh danh là “thành phố không ngủ”.

Sài Gòn lại khác hơn một chút. Chính nhờ sự hội nhập và phát triển khá nhanh, có độ “mở” trong việc du nhập các trào lưu, xu hướng đồ uống mà các mô hình cà phê, các loại thức uống đều rất đa dạng, phổ biến hầu như với mọi lứa tuổi và tầng lớp. Do đó mà người ta ai cũng “đi cà phê” được và uống vào bất cứ thời gian nào trong ngày.

>>>>>Xem thêm: Phong cách phục vụ theo tiêu chuẩn

2. Địa điểm uống cà phê

Vài năm trở lại đây, các mô hình quán cà phê tại Hà Nội cũng đã đa dạng hơn nhiều. Các quán “cóc” ven đường đã dần ít đi, thay vào đó là những cửa hàng cà phê được đầu tư, trau chuốt về mặt không gian. Nếu yêu thích sự hoài cổ, bạn có thể tìm đến các quán như Cuối Ngõ, Nhà Kho, Cư Xá,… hay cà phê view trên cao cực sang chảnh, cực Tây như của Trill Rooftop Café, Lofita,… Ở mỗi cửa hàng, các món đồ uống cũng như quầy Bar sẽ khác nhau và có những đặc điểm riêng. Hãy tìm hiểu thật kỹ nếu bạn muốn trở thành Barista tại đấy nhé!

Sài Gòn thì vẫn giữ được sự đa dạng trong mô hình quán. Không chỉ các quán mới với phong cách hiện đại, theo xu hướng mà những nét văn hóa rất “Sài Gòn” như cà phê bệt, cà phê vỉa hè vẫn rất được ưa chuộng bởi những bậc lão thành nơi đây. 

3. Cách gọi tên đồ uống

Khi vào một quán cà phê, nếu có người Sài Gòn muốn uống cà phê pha chút sữa, thì hẳn họ sẽ gọi một cà phê sữa đá, bạc xỉu hay cà phê sữa tươi. Nhưng người Hà Nội lại thường gọi món cà phê sữa là cà phê nâu, được pha bởi cà phê và sữa đặc, có độ đậm và đắng hơn cà phê so với ở Sài Gòn. 

Nếu bạn là Barista đang muốn học pha chế để đi làm ngay tại các quán cà phê hoặc học để mở quán kinh doanh đồ uống, hãy tham khảo ngay 2 khóa học của HorecaVN:

+ Khóa học cà phê máy

+ Khóa học Tổng hợp gồm 3 chuyên đề: 

– Trà & Cà phê truyền thống

– Đồ uống hiện đại

– Sinh tố, nước ép

Với 2 khóa học này, bạn hoàn toàn sở hữu được các kiến thức nền tảng cũng như chuyên sâu nhất về cà phê truyền thống hoặc cà phê máy, hoàn toàn có thể tự tin đi làm ngay sau khi nhận chứng chỉ tay nghề.

Ngoài ra, HorecaVN cũng hỗ trợ giới thiệu các quán cà phê, nhà hàng,… cho các học viên có nhu cầu đi làm để rèn luyện tay nghề, lấy thêm kinh nghiệm thực tiễn.
Thông qua bài viết trên, HorecaVN hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn đôi chút về nét văn hóa thưởng thức cà phê giữa người Hà Nội và Sài Gòn từ đó hỗ trợ cho công việc trong tương lai của mình tốt hơn.

Nếu bạn đang muốn học pha chế để chinh phục con đường Barista chuyên nghiệp của mình, hãy liên hệ trực tiếp với HorecaVN qua hotline 0969.906.266 để được tư vấn Miễn Phí và nhận thông tin ưu đãi khóa học sớm nhất nhé!

0
  • Xin lỗi bạn, hiện sản phẩm này không thể mua được.
0
Giỏ hàng
Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng